Những thông số kỹ thuật cần biết trước khi mua laptop

- Hỏi đáp
Laptop giờ là thiết bị thiết yếu của mỗi người nhất là nhân viên, học sinh vì đây là công cụ để học tập và làm việc. Tuy nhiên, sở hữu một chiếc laptop chưa chắc bạn đã biết hết về những thông số kỹ thuật của laptop. Hãy cùng Tín Phát Laptop tìm hiểu nhé!

Laptop giờ là thiết bị thiết yếu của mỗi người nhất là nhân viên, học sinh vì đây là công cụ để học tập và làm việc. Tuy nhiên, sở hữu một chiếc laptop chưa chắc bạn đã biết hết về những thông số kỹ thuật của laptop. Hãy cùng Tín Phát Laptop tìm hiểu nhé!

thông số kỹ thuật của laptop


CPU

CPU khi viết đầy đủ là Central Processing Unit có nghĩa là bộ xử lý trung tâm, nơi chưa đứng các mạch điện tử chính trong laptop. Tại CPU là nơi diễn ra các thuật toán để thực hiện các thao tác mà bạn tác động vào laptop. CPU là bộ phận quan trọng nhất trong laptop và không thể thay thế, CPU càng mạnh thì lap sẽ chạy càng nhanh và ngược lại.

thông số kỹ thuật của laptop

RAM

Ram là bộ nhớ lưu trữ khi bạn chạy ứng dụng hay các chương trình có trên laptop để bộ xử lý trung tâm hoặc card đồ họa có thể xử lý thông tin. Nếu Ram lớn thì nó có thể lưu trữ khối lượng dữ liệu thông tin lớn và có thể chạy song song nhiều chương trình điểm hình là bạn có thể mở nhiều tabs, khả năng đa nhiệm càng nhiều giúp bạn làm việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian được tốt hơn. 
Một laptop có thể lắp đến 2 ram nhất là PC lắp trên 2 ram nhưng nếu không có ram thì máy tính của bạn sẽ chạy rất chậm và không thể thực hiện được các tác vụ cơ bản. 
Cấu tạo của Ram từ các linh kiện nhỏ như Transistor, điện trở, tụ điện nên bạn sẽ nghe qua những từ thông dụng như kỹ thuật bus Ram, nguồn ổn định cho Ram và nâng cấp Ram.

Ổ cứng lưu trũ 


Ổ cứng cho phép laptop lưu giữ hình ảnh, video, tài liệu hay các phần mềm trong quá trình sử dụng. Ổ cứng dung lượng càng lớn bạn càng lưu trữ được nhiều, ngoài ra ổ cứng giúp bạn khởi động máy, tốc độ chép xuất dữ liệu của máy, độ an toàn của dữ liệu cá nhân để trên máy.

Ổ cứng bao gồm các loại:

– Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive): Đây là ổ cứng truyền thống, có cấu tạo dạng một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, gốm) được phủ vật liệu từ tính. Xét về cấu trúc sẽ có động cơ độc và ghi dữ liệu kết hợp bo mạch điện tử có tác dụng điều khiển đầu ghi và đọc đĩa khi đang quay để giải mã đúng các thông số và thông tin.

– Ổ cứng SSD (Solid State Drive): Đây là ổ cứng hiện đại mới được ra mắt, cấu tạo từ ở dạng thể rắn và vượt trội hơn hẳn ổ HDD đã ra đời từ lâu, đảm bảo về mặt hiệu suất cũng như bảo vệ an toàn dữ liệu, điện năng. Ổ SSD sẽ giúp bạn khởi động chỉ tính bằng giây tiết kiệm thời gian hơn hẳn. Đối lạp với ổ HDD sẽ tốn thời gian hơn để có thể đọc thông số kỹ thuật và vận hành và có thời gian để tăng tốc, sẽ tiếp tục là chậm hơn khi được so với ổ SSD. 
– Ổ cứng Hybrid HD: Có thể hiểu đây là sự kết hợp của 2 ổ HDD và độ truy cập của SSD. Chính do, Hybrid HD sẽ hoạt động sử dụng máy, hệ thống sẽ kiểm tra những ứng dụng hay dữ liệu nào được dùng nhiều sẽ  được lưu tại SSD, HDD sẽ lưu ứng dụng, dữ liệu khác. Bạn có thể hiểu HDD lưu dữ liệu là chính yếu, SSD vừa để truy suất nhanh hơn vừa lưu giữ liệu.

thông số kỹ thuật của laptop


Card đồ họa

Card đồ họa xử lý các nhiệm vụ liên quan đến hình ảnh, video, đồ họa trên laptop để giúp mọi thao tác về hình ảnh sẽ trở nên sống động và mượt mà hơn.

Card đồ họa hiện tại có 2 loại chính là:

– Card onboard (card gắn sẵn trên lap): Đây là loại card đồ họa được nhà sản xuất tích hợp sẵn trên bo mạch (mainboard) sau này là nằm trên vi xử lý (CPU). Loại card  này phải tùy vào CPU để hoạt động tối ưu hoặc chỉ hoạt động ở mức trung bình.

– Card đồ họa rời: hoạt động độc lập, có tính năng công việc như card onboard chuyên xử lý tất cả dữ liệu về hình ảnh. Nhưng có đẩy đủ bộ phận riêng để cho hình ảnh đồ họa tốt hơn. Thường laptop gaming hoặc máy render sẽ có đồ họa chuyên nghiệp.

thông số kỹ thuật của laptop

 

Thông số màn hình 

Kích thước màn hình lớn đồng nghĩa với góc nhìn rộng hơn, dễ nhìn hơn phù hợp với người sử dụng máy để chơi game, thiết kế. Màn hình nhỏ phù hợp với người hay di chuyển, dễ dàng kiểm soát mọi thứ hơn, không cồng kềnh. Kích thước màn hình laptop phổ biến trên thị trường hiện nay: 12, 13, 14, 15, 17 inch. Trong đó laptop có kích thước 14 inch là được sử dụng nhiều nhất
Độ phân giải chỉ số pixel trong mỗi chiều có thể được hiển thị. Chiều rộng x Chiều cao (đơn vị pixels) có thể hiểu là 2 kích thước nhà sản xuất đưa ra. Độ phân giải lớn đồng nghĩa hình ảnh hiển thị càng rõ nét chi tiết.

Độ phân giải màn hình bao gồm các mức:

Độ phân giải SD (720X576) như lý giải trên với 720 hàng ngang và 576 cột dọc chứa các pixels.
Độ phân giải HD (1280×720)
Độ phân giải HD+ (1600×900)
Độ phân giải Full HD (1920 x 1080)
Độ phân giải QHD hay 2K (2560×1440)
Độ phân giải WQHD hay 3K (2880×1620)
Độ phân giải UHD hay 4K (3840X2160)
Ngoài ra Apple còn màn hình Retina với thông số 2880×1800

thông số kỹ thuật của laptop

 

Các cổng kết nối

Các cổng kết nối để kết nối truyền tải dữ liệu với các thiết bị ngoại vi như máy chiếu, USB hoặc liên lạc giữa 2 laptop với nhau. Mỗi máy tính đều được trang bị đầy đủ những cổng kết nối cơ bản nhất hoặc như Macbook có cổng Thunderbolt bạn sẽ phải trang bị thêm các cổng kết nối phụ kèm theo.
Dưới đây là những cổng kết nối cơ bản, phổ biến nhất:

PS/2: Kết nối chuột và bàn phím với máy tính
Cổng Serial Port: Cổng nối tiếp
Cổng song song Parallel Port (hay còn được gọi là cổng 36 chân Centronics): Kết nối giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi như máy in có sử dụng giao tiếp song song
Các đầu nối âm thanh TRS 3,5 mm: Kết nối loa hoặc các thiết bị đầu ra âm thanh khác với máy tính
S/PDIF/TOSLINK giúp kết nối âm thanh kỹ thuật số và có thể được truyền bằng cáp RCA Audio đồng trục hoặc đầu nối TOSLINK sợi quang.
Cổng VGA: Kết nối đến thiết bị trình chiếu (máy chiếu, màn hình ngoài…) thông qua dây cáp
Mini-DVI: Cổng kết nối tín hiệu DVI, composite, S-Video và VGA với các bộ điều hợp tương ứng
Micro-DVI; Truyền tín hiệu kỹ thuật số
Đầu nối RCA: Truyền tín hiệu video composite và âm thanh stereo qua ba cáp kết nối
Component Video: Truyền các tín hiệu video analog và tín hiệu kỹ thuật số
S-Video: Truyền tín hiệu video
HDMI: Truyền tải tín hiệu video không nén và tín hiệu âm thanh cả nén hoặc không nén
USB: Cổng thay thế các loại cổng nối tiếp, cổng song song, đầu nối PS/2, cổng trò chơi và làm cổng sạc điện cho các thiết bị di động
RJ-45: Kết nối máy tính  với Internet và giao tiếp với các máy tính khác hoặc thiết bị mạng khác
RJ-11: Kết nối cho điện thoại bàn, modem hoặc ADSL
e-SATA: Kết nối các thiết bị lưu trữ khối

 

Thời lượng pin


Pin là yếu tố quan trọng và dễ nhận biết khi mua laptop bởi nhu cầu làm việc thường xuyên di chuyển đòi hỏi lượng pin đáp ứng tối ưu.

Pin laptop được cấu tạo từ bo mạch chức năng quan trọng giúp cho laptop có thể nhận dạng chính xác loại Pin phù hợp, chứa các mạch bảo vệ, mạch sạc, chip quản lý nguồn pin, các rơle và đầu giắc tiếp xúc với máy tính.

– Các Cell thể hiện các viên Pin dung lượng mà ta có 3 – 4 – 6 – 8 – 9 hoặc 12 cell với cell tròn, có dung lượng từ 2000mAh đến 2600mAh. Cell vuông  máy mỏng, nhẹ như IBM X30; Dell C400 và dung lượng nhỏ hơn (1800mAh).

thông số kỹ thuật của laptop

Trên đây là những thông số kỹ thuật cơ bản mà Tín Phát laptop cung cấp đến bạn để bạn có thể dễ dàng sở hữu 1 chiếc laptop như ý phfu hợp với tính chất công việc và chi phí mình có thể làm. Chúc bạn sớm tìm được laptop đồng hành đúng chuẩn phù hợp với các thông số trên nhé. 


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Những thông số kỹ thuật cần biết trước khi mua laptop

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tìm kiếm tin tức
0.03450 sec| 858.094 kb