Nội dung bài viết
Cấu hình (CPU, RAM, card đồ họa, phiên bản hệ điều hành,…) chính là sức mạnh và giá trị thực sự của một chiếc máy tính, khi bạn mua một chiếc máy tính, laptop thì ngoài thiết kế bên ngoài bạn cần đặc biệt quan tâm đến cấu hình phần cứng của máy. Nhất là đối với những bạn muốn mua laptop vì việc nâng cấp cấu hình cho laptop sẽ khó khăn hơn nhiều so với PC. Việc kiểm tra cấu hình máy tính cũng khá đơn giản, bạn có thể vào bios của máy để kiểm tra hay dùng các tính năng sẵn có trên hệ điều hành hoặc cài thêm phần mềm kiểm tra cấu hình chuyên nghiệp.
Trong bài viết dưới đây, Tín Phát Laptop sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra, xem cấu hình phần cứng trên máy tính đơn giản giản nhất để mọi người đều có thể thực hiện theo nhé!
Đây là cách đơn giản nhất để kiểm tra cấu hình máy trên Windows, chỉ với thao tác nhấp chuột phải vào biểu tượng Computer ngoài màn hình. Sau đó chọn Properties.
Lúc này một cửa sổ mới sẽ xuất hiện và bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của máy như hệ điều hành đang chạy, phiên bản hệ điều hành, tên CPU và xung nhịp, dung lượng RAM, tên người dùng, tên máy tính và một số thiết lập hệ thống khác, tình trạng kích hoạt của Windows.
dxdiag là lệnh khá cổ nhưng được sử dụng rất nhiều trong việc xem cấu hình phần cứng của máy, cách này cho kết quả chi tiết và đầy đủ hơn cách đầu tiên. Đầu tiên bạn thao tác mở hộp thoại RUN bằng tổ hợp phím Windows + R, hoặc gõ “run” vào ô Search.
Sau khi hộp thoại RUN xuất hiện, bạn gõ dxdiag rồi Enter thì cửa sổ DirectX Diagnostic Tool hiện lên cùng các thông tin phần cứng, hệ điều hành của máy.
Mặc định là tab System hiện ra đầu tiên có các thông tin CPU loại gì – xung nhịp, dung lượng RAM, hệ điều hành, hãng, tên máy,…
Tiếp đó là Tab Display bạn sẽ xem được cấu hình Card đồ họa, đây là thông số thường được chú ý. Nếu người dùng cần máy chạy các ứng dụng đồ họa cao, game nặng thì nên chọn máy dùng Card đồ họa rời còn với nhu cầu bình thường thì chỉ cần dùng Card onboard để tiết kiệm và tăng tuổi thọ máy hơn
Hai phần ít được quan tâm hơn là tab Sound chứa thông số Card âm thanh và tab Input là các thông tin về thiết bị như Chuột, Bàn phím.
Với cách kiểm tra cấu hình này khá giống cách dùng lệnh dxdiag, bạn cần thao tác nhấn phím cửa sổ + R để mở hộ thoại RUN lên.
Sau khi hộp thoại RUN xuất hiện, bạn gõ msinfo32 rồi Enter. Ngay lập tức cửa sổ System infomations xuất hiện với rất nhiều thông số của hệ thống. Ngoài các chi tiết cấu hình phần cứng thì ở đây có đầy đủ các thông tin phần mềm và khá nhiều các thành phần khác, bạn cứ từ từ khám phá nhé!
Trên là 3 cách xem cấu hình máy tính với những tiện ích sẵn có trong Windows, bây giờ mình sẽ giới thiệu cách dùng phần mền CPU-Z chuyên dụng để kiểm tra cấu máy cho các bạn. Ưu điểm của CPU-Z là cực kì gọn nhẹ nhưng lại xem được thông tin cấu hình rất sâu và đầy đủ.
Đầu tiên bạn hãy tải phần mềm CPUID GPU-Z tại đây và tiến hành cài đặt như bình thường.
Sau khi cài xong và mở phần mềm lên bạn sẽ thấy giao diện của CPU-Z bao gồm nhiều Tab như CPU, Caches, Mainboard, SPD, Graphics và About. Và tương ứng mỗi tab sẽ hiển thị những thông tin chi tiết về cấu hình từng phần của máy, OK tiếp bây giờ cùng phân tích lần lượt các thông tin chính của mỗi Tab luôn nào.
Tab này cho ta biết các thông số của CPU như tên, tốc độ, xung nhịp tương tự như như công cụ Directx diagnostic tool của Windows. Ngoài ra có một số thông tin khác như số nhân và số luồn xử lý của CPU. Như ở hình dưới đây ta thấy góc dưới phải Cores 4 – Threads 8 cho ta biết CPU có 4 nhân 8 luồng xử lý.
Đây là thông số cache – bộ nhớ đệm của CPU, cái này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ của máy, CPU có cache cao thường rất đắt giá nhưng mình thấy nhiều người không mấy quan tâm tới thông số này.
Mainboard chính là bo mạch chủ của máy tính, ở Tab này bạn sẽ thấy các thông tin của bo mạch chủ như Manufacturer (tên hãng), Model (mẫu), BIOS Version (phiên bản BIOS đang chạy),…
Ở đây là thông tin đầy đủ về RAM của máy, bao gồm loại ram, dung lượng, tốc độ. Như hình dưới cho thấy máy chạy DDR3, tốc độ RAM là 798.1 MHz với dung lượng là 4GB nhé các bạn.
Nếu bạn quan tâm số lượng khe ram và số thanh ram đang được cắm thì Tab SPD sẽ hiển thị thông tin này cho bạn nhé. Ngoài ra bạn còn biệt cụ thể thông số từng cây RAM trên mỗi khe. Tùy vào phần cứng của từng máy mà số lượng khe cắm RAM khác nhau, mà danh sách số lượng này sẽ khác nhau. Khi muốn kiểm tra cụ thể cấu hình RAM bạn nhấp vào Slot #1 bạn sẽ thấy danh sách cách Slot #1, Slot#2,..
Tab này sẽ cung cấp thông số cấu hình của Card đồ họa hay thường gọi là Card màn hình các bạn nhé. Đây là thông tin rất quan trọng và CPU-Z cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin mà công cụ có sẵn của Windows không làm được. Bạn chọn vào Display Device Selectionsẽ có danh sách các Card màn hình có trên máy tính gồm cả Card Onboard và Card rời. Card rời thì hông phải máy nào cũng có và khi có Card rời thì Card Onboard sẽ bị vô hiệu hóa nhưng hiện nay nhiều máy laptop đời mới có thể chạy song song 2 loại Card Onboard và Card rời để linh hoạt chuyển đổi phù hợp với yêu cầu sử dụng giúp tối ưu hiệu suất và tăng tuổi thọ máy.
Dựa vào đó các bạn sẽ biết tên của chip đồ họa, hãng sản xuất,…
Đây là Tab không liên quan đến việc xem cấu hình máy tính mà là thông tin về phiên bản phần mềm CPU-Z, thông tin tác giả của CPU-Z và một số tóm lược về hệ điều hành.
CPU-Z là phần mềm kiểm tra cấu hình máy được dân kỷ thuật tin dùng nhất nên các bạn cứ yên tâm về độ chính xác nhé. Ngoài những chức năng mình giới thiệu, còn khá nhiều thông số mình bỏ qua vì không muốn đi qua sâu làm bài viết khó hiểu. Các bạn tự mày mò thêm để tự nâng cao kiến thức phần cứng cho bản thân nhé.
Chỉ cần 4 cách trên bạn có thể kiểm tra toàn bộ cấu hình máy tính rồi đúng không. Nếu vẫn mù mờ về khoản này, mình khuyên bạn khi đi mua máy nên nhờ một người am hiểu đi cùng hoặc tìm hiểu trước rồi hãy lựa chọn nhé. Ngoài việc cấu hình máy mạnh thì bạn nên chọn máy phù hợp với mục đích sử dụng sẽ tránh lãng phí và hài lòng hơn.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm