Máy trạm là gì ?Nên chọn hãng nào khi mua?

- Tin tức

Với chuẩn bị theo học tại các trường kỹ thuật như Bách Khoa hay Xây dựng thì việc sắm cho mình một chiếc laptop là cần thiết. Tuy nhiên với những bạn chưa có kinh nghiệm thì thường bị bối rối trong việc lựa chọn máy nào phù hợp cho học tập của mình trong thời gian sắp tới. Và các bạn thường nghe những anh chị khóa trên nói đến việc mua và sử dụng máy trạm thì sẽ phù hợp với công việc học tập. Tuy nhiên nhiều bạn chưa biết máy trạm là gì? Và vì sao sinh viên kỹ thuật, dân đồ họa thì nên mua dòng máy này. Trong bài biết này Tín Phát Laptop sẽ giải thích chi tiết cho các bạn để dễ dàng lựa chọn.

Máy trạm là gì?

Laptop Workstation hay chính là những mấu máy chúng ta quen gọi là “máy trạm”. Thì theo wikipedia đây chỉ một chiếc máy tính dành cho cá nhân hoặc doanh nghiệp cung cấp hiệu xuất cao về CPU, GPU, bộ nhớ cũng như khả năng xử lý đa nhiệm. Nó được tối ưu hóa cho việc xử lý các dữ liệu phức tạp như các bản vẽ 3D trong cơ khí, mô phỏng thiết kế, vẽ và tạo ra các hình ảnh động, các logic toán học.

Nói dễ hiểu thì đây là một dòng laptop có cấu hình khủng chuyên xử lý các tác vụ nặng điều mà các mẫu laptop bình thường khó làm được.

5 điểm nổi bật mát trạm so với máy thường

So với các mẫu laptop laptop thường thì các mẫu máy trạm  nổi bật với 5 điểm

  1. CPU của những chiếc máy này hầu hết là những con chip xung nhịp cao thường là i5 hoặc i7 thậm chí là Xeon. Với ưu điểm khả năng xử lý nhiều luồng dữ liệu một lúc, bộ nhớ đệm lớn.
  2. GPU với các mẫu máy trạm hiện nay đa phần được trang bị card đồ họa rời và chuyên dụng được tối ưu cho việc xử lý đồ họa. Tiêu biểu là dòng card Nvidia Quadro hay AMD Firepro. Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng các dòng card như Geforce cho việc này, tuy nhiên khả năng tính toán xử lý cũng như sự chính xác sẽ kém so với card Quadro.
  3. Ổ cứng và Ram trên các mẫu máy trạm yêu cầu cao hơn so với các mẫu laptop thông thường. Thường ổ cứng các bạn sẽ phải sử dụng ổ SSD thay vì chỉ sử dụng HDD, do SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn rất nhiều so với HDD có thể từ 5-20 lần với những ổ đời mưới. Vì khi các bạn xử lý hình ảnh lượng dữ liệu truy xuất rất lớn, nếu chỉ sử dụng ổ HDD các bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian vài lần so với sử dụng ổ SSD. Ram cũng được trang bị rất nhiều trên các mẫu máy này, hầu hết trên 8GB. Và thay vì sử dụng Ram thường thì sẽ sử dụng ECC RAM giúp khắc phục các lỗi về bộ nhớ giúp máy chạy mượt mà.
  4. Màn hình với các mẫu máy trạm hầu hết có kích thước lớn từ 15.6 cho đến 17.3 với độ phân giải thấp nhất là FullHD cho đến 4K. Tuy nhiên độ chính xác về màu sắc mới là một trong những yếu tố được đánh giá cao trên các mẫu máy trạm khi so với các mẫu laptop thông thường.  Dải màu Srgb sẽ khoảng trên 90% cũng như dải AdobeRGB trên 50%. 
  5. Thiết kế là một trong những điểm nổi gây trú ý trên các mẫu máy trạm, khi máy có kích thước lớn tuy nhiên 2-3 năm trở lại đây đã mỏng nhẹ hơn rất nhiều. Tuy nhiên khác với các mẫu máy gaming có vẻ ngoài hầm hố thì những em máy trạm không quá cầu kì. Chú trọng đến độ bền cũng như khả năng hoạt động của máy trong các điều kiện khắc nghiệt nhất.

Các mẫu máy trạm đáng mua hiện nay

Và sau đây sẽ là một vài thương hiệu nổi tiếng trên thị trường phổ biến tại Việt Nam cũng như điểm mạnh điểm yếu của từng nhà sản xuất.

  • Dell: nổi tiếng với dòng Precision và được rất nhiều người ưu chuộng trong vài năm trở lại. Điểm mạnh của các mẫu máy Dell chính là độ bền cao có thể sử dụng tốt trong thời gian dài thậm chí 7 năm khi mà hiện nay hai mẫu M4600 và M6600 vẫn được rất nhiều người săn đón mặc dù đã ra mắt từ năm 2011. Các máy Precision có thiết kế đơn giản nhưng có độ hoàn thiện tốt cũng như hệ thống tản nhiệt cho trải nghiệm mát mẻ khi sử dụng.

  • HP: là đối thủ với chính của Dell tại thị trường việt nam với các mẫu máy dòng W như HP 8770W và gần đây là dòng Zbook. So với các mẫu máy Dell thì HP có mức giá rẻ hơn, tuy nhiên về thiết kế hay cấu hình hoàn toàn ngang ngửa. Ví dụ như M4800 và Zbook 15 G1, cùng cấu hình nhưng HP rẻ hơn khoảng 2 triệu. Tuy nhiên nếu xét về khả năng tản nhiệt mình đánh giá Zbook có phần thua kém một chút.

  • ThinkPad: so với Dell Precision và HP Zbook thì mẫu máy đến từ Lenovo không có thiết kế quá nổi bật hay cấu hình thuộc loại khủng long nhưng máy cho trải nghiệm tốt nhất là với bàn phím và touchpad. Tất nhiên máy cũng có độ bền không hề kém cạnh so với các mẫu máy khác, tuy nhiên so với Dell và HP thì các mẫu máy trạm ThinkPad không phổ biến trên thị trường do hàng cũ khá ít ví dụ như các mẫu máy ThinkPad W540 hay W530, ngoài ra giá thì cũng nhỉnh hơn một chút.

Và đó là tất cả những gì bạn cần biết về dòng máy trạm cũng như ưu nhược điểm từng dòng máy trạm đến từ các hãng. Hiện nay với những bạn học sinh sinh viên thì một chiếc máy trạm tầm giá từ 10-15 triệu đã vừa đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản của các bạn như học dựng phim với Premiere, After Effect hay học đồ họa với AutoCAD, 3Ds Max, Corel…. Các mẫu máy như Dell M4800, HP Zbook 15 G1 hiện đang đều được cung cấp tại Tín Phát Laptop với mức giá rất hấp dẫn, các bạn có thể tham khảo tại đây.

LAPTOP TÍN PHÁT - UY TÍN TẠO NIỀM TIN

10 NĂM CHỈ BÁN LAPTOP NHẬP MỸ

ĐÃ BÁN CHO HƠN 10.000 KHÁCH HÀNG


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Máy trạm là gì ?Nên chọn hãng nào khi mua?

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.12511 sec| 856.5 kb