Nội dung bài viết
Ổ cứng là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất trong laptop. Nó lưu trữ toàn bộ từ hệ điều hành cho đến dữ liệu người dùng. Đồng thời nó cũng quyết định tốc độ nhanh chậm của máy từ thời gian đóng mở ứng dụng cho đến việc bật tắt máy. Thời điểm hiện nay SSD là một trong những loại ổ cứng được nhiều người yêu chuộng. Và hôm nay Tín Phát Laptop sẽ cùng các bạn tìm hiểu về ổ cứng SSD và vì sao nó được ưu chuộng hơn ổ cứng HDD, cũng như cấu tạo của cả hai loại ổ cứng này.
SSD là viết tắt của cụm từ Solid State Drive hay còn gọi là ổ cứng thể rắn. Trong khi đó HDD viết tắt của cụm từ Hard Disk Drive là dạng ổ cứng truyền thống được lưu trữ trên đĩa tròn.
Về cấu tạo ổ cứng SSD được tạo thành từ nhiều chip nhớ Non-volatile memory chip hay còn gọi là chip nhớ không thay đổi. Ổ SSD ghi là lưu dữ liệu ngay trong các chip nhớ flash nên việc truy xuất dữ liệu diễn ra gần như tức thời.
Trong khi đó HDD thì đĩa tròn được làm bằng gốm, thủy tinh, … phủ một lớp từ tính, với trung tâm của ổ đĩa là một động cơ quay để đọc ghi dữ liệu. Tất cả được điều khiển bởi một bộ vi mạch nhỏ, tốc độ của ổ cứng HDD phụ thuộc nhiều vào số tốc độ vòng quay của ổ đĩa.
Như đã nói ở trên tốc độ ổ HDD phụ thuộc vào tốc độ quay nên sau một thời gian dễ bị rơ và giảm tốc độ, Xét về khả năng truyền dữ liệu thì HDD chỉ cho tốc độ 200MB/s trong khi đó SSD là xấp xỉ 500MB/s nhanh gấp đối. Đây cũng chính là lý do nhiều mẫu máy cũ đang giật lag chỉ cần thay SSD là chạy vù vù.
Thực tế là như vậy, ổ cứng SSD với các thành phần cấu tạo đều cố định trong khi đó HDD có trục quay. Nên độ bền thì nếu xảy ra va chạm HDD cũng dễ hỏng hơn, hầu như các ổ cứng rời HDD đều dễ dàng hỏng chỉ sau một lần rơi vỡ nhất là khi trục quay bị ảnh hưởng. Thêm vào đó sau thời gian dài sử dụng việc quay cũng như hệ số sai lệch càng cao hơn gây nguy hiểm cho dữ liệu. Chưa kể đến ổ cứng SSD còn có khả năng hoạt động trong điều kiện nhiệt độ từ -60 cho đến 90 độ C.
Do đọc ghi dữ liệu nhờ việc trục đĩa quay nên khi hoạt động ổ HDD thường phát ra tiếng rung tuy là khá nhẹ nhưng vẫn đủ để cảm nhận khi đặt trên mặt bàn. Ngoài ra ổ HDD cũng nóng hơn rất nhiều, nếu máy bạn khả năng tản nhiệt kém thì rất dễ gặp hiện tượng treo máy khi đang sử dụng. Và cũng là do ổ SSD không có trục quay này nên khi hoạt động không hề gây ồn và rất mát.
Hiểu đơn giản là nếu bạn lưu một file lớn trên ổ HDD thì việc ghi trên mặt đĩa tròn sẽ liền mạch. Sau này việc truy cập cũng như đọc dữ liệu sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu bạn lưu trữ nhiều tệp tin nhỏ theo từng lớp từng lớp không theo thứ tự thì khi muốn xem lại thời gian đọc giữ liệu sẽ rất lâu do ổ đĩa phải quay thời gian dài để truy xuất dữ liệu. Tuy nhiên với ổ SSD thì khác, do lưu trữ dữ liệu trên chip nhớ và dữ liệu được phân vùng trên đó nên thời gian đọc cũng như truy xuất dữ liệu xảy ra đồng thời từ đó gia tăng tốc độ xử lý
Với những ổ SSD thông thường thì chúng ta chỉ quan tâm đến tốc độ là nhiều. Tuy nhiên với những ổ cứng cao cấp chúng còn được trang bị các tính năng như tự động sửa lỗi ECC giúp hạn chế tình trạng giữ liệu phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng. Hay chức năng nâng cao hiệu xuất nhờ lệnh TRIM.
Chính vì vậy mà thời điểm hiện tại, sự lựa chọn tối ưu là tìm những máy có lắp sẵn ổ SSD để tiết kiệm chi phí. Các bạn hoàn toàn có thể tham khảo những mẫu máy này tại Tín Phát laptop với mức giá rất rẻ từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng. Chi tiết tham khảo tại đây
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm